Đề thi thử số 23 vatlytrandieu.com

BẤM ĐÂY ĐỂ VÀO THI NÈ

Câu 1: Một sóng cơ học lan truyền trong chất lỏng có bước sóng λ. Khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng dao động cùng pha là

  1. d = ( 2k + 1) với k = 0,1,2,…                                    B. d = ( 2k + 1)   với k = 0,1,2,…
  2. d = (2k + 1)λ với k = 0,1,2,… D. d = kλ với k = 0,1,2,…

Câu 2: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch có R,L,C mắc nối tiếp. Biết R = 30Ω, cuộn cảm có cảm kháng ZL = 50Ω và tụ điện có dung kháng ZC = 50Ω. Tổng trở của đoạn mạch là

  1. 50Ω B. 30Ω                                     C. 10Ω                                     D. 20Ω

Câu 3: Trong phương trình dao động điều hoà x = A cos(ωt + φ), đại lượng (ωt + φ) được gọi là

  1. biên độ dao động. B. tần số dao động.             C. pha dao động.                     D. chu kì dao động.

Câu 4: Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cảm kháng ZL vào tần số của dòng điện xoay chiều qua cuộn dây ta được đường biểu diễn là

  1. đường parabol. B. đường thẳng qua gốc tọa độ.
  2. đường hypebol. D. đường thẳng song song với trục hoành.

Câu 5: Năng lượng được sóng âm truyền trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm gọi là

  1. cường độ âm. B. độ to của âm.                      C. mức cường độ âm.             D. năng lượng âm.

Câu 6: Lực tác dụng làm quay động cơ điện là

  1. lực đàn hồi. B. lực tĩnh điện.                      C. lực từ.                                 D. trong lực.

Câu 7: Trên mặt nước tại A,B có hai nguồn sóng kết hợp có phương trình uA = uB = Acos(ωt). Những điểm nằm trên đường trung trực của AB sẽ dao động với biên độ

  1. lớn nhất. B. nhỏ nhất.                         C. bất kì.                                 D. trung bình.

Câu 8: Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào có dùng giá trị hiệu dụng?

  1. cường độ dòng điện. B. chu kỳ.                         C. tần số.                                 D. công suất.

Câu 9:  Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình x1 = A1.cos (ωt + φ1); x2 = A2 cos(ωt + φ2). Biên độ dao động tổng hợp có giá cực đại khi hai dao động

  1. ngược pha B. cùng pha C. vuông pha                          D. lệch pha

Câu 10: Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Li độ của vật luôn giảm dần theo thời gian. B. Gia tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian.
  2. Vận tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian. D. Biên độ dao động giảm dần theo thời gian.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *