CLICK VÀO THI
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 2 SỐ 9
Câu 1: Chọn phát biểu sai về động lượng: Động lượng
- tỷ lệ thuận với khối lượng và tốc độ của vật.
- đặc trưng cho sự truyền chuyển động giữa các vật tương tác.
- là một đại lượng động lực học liên quan đến tương tác,va chạm giữa các vật.
- là một đại lượng véc tơ ,được tính bằng tích của khối lượng với véctơ vận tốc.
Câu 2: Khi nói về động năng của vật, phát biểu nào sau đây sai?
- Không đổi khi vật CĐ tròn đều.
- Không đổi khi vật CĐ thẳng với gia tốc không đổi.
- Không đổi khi vật CĐ thẳng đều.
- Không đổi khi vật CĐ với gia tốc bằng không.
Câu 3: Một lò xo đặt nằm ngang một đầu gắn vật có khối lượng 500g. Biết độ cứng của lò xo k = 200N/m. Khi vật ở vị trí A, thế năng đàn hồi của lò xo là 4.10-2J (lấy mốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật), khi đó độ biến dạng của lò xo là:
- 2cm B. 4,5cm C. 2,9cm D. 4.10-4m
Câu 4: Một vật có khối lượng m = 50g chuyển động thẳng đều với vận tốc v = 5m/s thì động lượng của vật là:
- 0,25kg/m.s B. 2,5kg.m/s C. 0,025kg.m/s D. 15kg.m/s
Câu 5: Trong điều kiện nào, sau va chạm đàn hồi, 2 vật đều đứng yên:
- Hai vật có khối lượng và vận tốc được chọn một cách thích hợp va chạm với nhau.
- Một vật khối lượng rất nhỏ đang chuyển động va chạm với một vật có khối lượng rất lớn đang đứng yên.
- Hai vật có khối lượng bằng nhau chuyển động ngược chiều nhau với cùng một vận tốc.
- Không thể xảy ra hiện tượng này.
Câu 6: Một hòn đá được ném xiên một góc 30o so với phương ngang với động lượng ban đầu có độ lớn bằng 2 kgm/s từ mặt đất. Độ biến thiên động lượng Δkhi hòn đá rơi tới mặt đất có giá trị là (bỏ qua sức cản):
- 3 kgm/s B. 4 kgm/s C. 1 kgm/s D. 2 kgm/s
Câu 7: Bắn một hòn bi thủy tinh (1) có khối lượng m với vận tốc 3 m/s vào một hòn bi thép (2) đứng yên có khối lượng 3m. Tính độ lớn các vận tốc của 2 hòn bi sau va chạm? Cho là va chạm trực diện, đàn hồi
- V1=1,5 m/s; V2=1,5 m/s. B. V1=9 m/s; V2=9m/s.
- V1=6 m/s; V2=6m/s. D. V1=3 m/s; V2=3m/s.
Câu 8: Khi một chiếc xe chạy lên và xuống dốc, lực nào sau đây có thể khi thì tạo ra công phát động khi thì tạo ra công cản?
- Thành phần pháp tuyến của trọng lực. B. Lực kéo của động cơ.
- Lực phanh xe. D. Thành phần tiếp tuyến của trọng lực.