ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 2 VẬT LÝ 10. ĐỀ 9

CLICK VÀO THI

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 2 SỐ 9

Câu 1: Chọn phát biểu sai về động lượng: Động lượng

  1. tỷ lệ thuận với khối lượng và tốc độ của vật.
  2. đặc trưng cho sự truyền chuyển động giữa các vật tương tác.
  3. là một đại lượng động lực học liên quan đến tương tác,va chạm giữa các vật.
  4. là một đại lượng véc tơ ,được tính bằng tích của khối lượng với véctơ vận tốc.

Câu 2: Khi nói về động năng của vật, phát biểu nào sau đây sai?

  1. Không đổi khi vật CĐ tròn đều.
  2. Không đổi khi vật CĐ thẳng với gia tốc không đổi.
  3. Không đổi khi vật CĐ thẳng đều.
  4. Không đổi khi vật CĐ với gia tốc bằng không.

Câu 3: Một lò xo đặt nằm ngang một đầu gắn vật có khối lượng 500g. Biết độ cứng của lò xo k = 200N/m. Khi vật ở vị trí A, thế năng đàn hồi của lò xo là 4.10-2J (lấy mốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật), khi đó độ biến dạng của lò xo là:

  1. 2cm B. 4,5cm C. 2,9cm                               D. 4.10-4m

Câu 4: Một vật có khối lượng m = 50g chuyển động thẳng đều với vận tốc v = 5m/s thì động lượng của vật là:

  1. 0,25kg/m.s B. 2,5kg.m/s C. 0,025kg.m/s                     D. 15kg.m/s

Câu 5: Trong điều kiện nào, sau va chạm đàn hồi, 2 vật đều đứng yên:

  1. Hai vật có khối lượng và vận tốc được chọn một cách thích hợp va chạm với nhau.
  2. Một vật khối lượng rất nhỏ đang chuyển động va chạm với một vật có khối lượng rất lớn đang đứng yên.
  3. Hai vật có khối lượng bằng nhau chuyển động ngược chiều nhau với cùng một vận tốc.
  4. Không thể xảy ra hiện tượng này.

Câu 6: Một hòn đá được ném xiên một góc 30o so với phương ngang với động lượng ban đầu có độ lớn bằng 2 kgm/s từ mặt đất. Độ biến thiên động lượng Δkhi hòn đá rơi tới mặt đất có giá trị là (bỏ qua sức cản):

  1. 3 kgm/s B. 4 kgm/s C. 1 kgm/s                            D. 2 kgm/s

Câu 7: Bắn một hòn bi thủy tinh (1) có khối lượng m với vận tốc 3 m/s vào một hòn bi thép (2) đứng yên có khối lượng 3m. Tính độ lớn các vận tốc của 2 hòn bi sau va chạm? Cho là va chạm trực diện, đàn hồi

  1. V1=1,5 m/s; V2=1,5 m/s. B. V1=9 m/s; V2=9m/s.
  2. V1=6 m/s; V2=6m/s. D. V1=3 m/s; V2=3m/s.

Câu 8: Khi một chiếc xe chạy lên và xuống dốc, lực nào sau đây có thể khi thì tạo ra công phát động khi thì tạo ra công cản?

  1. Thành phần pháp tuyến của trọng lực. B. Lực kéo của động cơ.
  2. Lực phanh xe. D. Thành phần tiếp tuyến của trọng lực.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *